Gia cố nền bằng xi măng là biện pháp thêm phụ gia như: xi măng, vôi, trải lên bề mặt của lớp đất yếu, trộn lại với nhau, nhằm gia tăng khả năng chịu lực của lớp nền.
“Cải thiện khả năng chịu lực của đất nền bằng cách trộn xi măng hoặc vôi với lớp đất yếu.“
Ưu điểm của Công tác gia cố nền bằng xi măng
Về mặt kỹ thuật:
- Phương pháp xử lý bằng cách trộn xi măng và (hoặc) vôi tạo ra sản phẩm có chất lượng ổn định, tuổi thọ cao hơn so với các vật liệu khác.
- Tối ưu khả năng chịu tải của đất nền như CBR, module đàn hồi E, tính đàn hồi của đất, tính thoát nước và các tính cơ lý khác.
- Bề mặt rắn chắc, nền bên dưới có độ cứng và độ bền cao, thi công nhanh chóng. Phương pháp gia cố đất nền này đã được công nhận rộng rãi như một biện pháp xử lý nền điển hình hiệu quả.
Về mặt chi phí:
Việc xử lý và tái sử dụng vật liệu tại chỗ giúp tiếp kiệm đáng kể:
- Giảm thiểu việc bóc dỡ, vận chuyển vật liệu tới bãi thải cũng như giảm chi phí vận chuyển.
- Tiết kiệm chi phí đá, sỏi
- Tối ưu thời gian thi công và góp phần rút ngắn tiến độ hợp đồng.
Về mặt môi trường
So với những biên pháp thi công truyền thống, Công tác gia cố nền bằng xi măng mang đến những lợi ích nổi trội hơn cho môi trường như sau:
- Tiết kiệm nhiên liệu bằng cách giảm số lần vận chuyển vật liệu (đồng thời giảm các tác động gián tiếp bao gồm việc làm phiền cộng đồng).
- Giảm thiểu việc sử dụng các nguồn vật liệu đá là sản phẩm tạo ra của công nghiệp khai thác bằng nhiên liệu.
So sánh với thiết kế truyền thống
- Thiết kế đường nhựa:
Trong thiết kế đường nhựa, lớp gia cố xi măng sẽ thay thế lớp đá nền hạ. Thông thường thì độ dày của lớp gia cố nền từ 200mm tới 350mm. Lớp nền thượng cũng có thể được thay bằng phương pháp gia cố nền bằng xi măng với tỉ lệ xi măng cao hơn.
- Thiết kế đường bê tông:
Trong thiết kế đường bê tông, lớp gia cố xi măng sẽ thay thế lớp đá, với độ dày thông thường từ 200mm tới 350mm.
Lợi ích của việc gia cố nền bằng xi măng so với nền đá cấp phối truyền thống
- Giảm thiểu quá trình cắt, đào và vận chuyển đất
- Tiết kiệm chi phí cắt, đào và vận chuyển đất.
- Giảm thiểu thời gian thi công.
- Tiết kiệm chi phí vật liệu.
- Giảm lún, nứt:
- Phân bố tải trọng cho lớp móng bên dưới nền mềm
- Tạo tính ổn định, hỗ trợ đồng nhất cho nền cứng.
- Giảm thiểu chi phí thi công đường tạm:
- Dỡ bỏ lớp nền đường tạm
- Thi công lớp nền còn lại của đường nhựa hoặc đường bê tông.
Phương pháp đánh giá
- Thiết kế
- Cường độ nén không hạn chế nở hông (UCS) dùng để xác định hàm lượng xi măng thích hợp cho phương pháp gia cố nền bằng xi măng. UCS cụ thể cho mỗi phương pháp gia cố nền bằng xi măng như sau (kgf /cm2)kgf/cm2):
Phương pháp gia cố | Loại đường | |||
---|---|---|---|---|
Mật độ giao thông chung | Mật độ giao thông nhẹ | |||
Nền thượng | Nền hạ | Nền thượng | Nền hạ | |
Xi măng | 30 | 10 | 25 | – (*) |
Vôi | 10 | 7 | 7 | – (*) |
(*)Không áp dụng, vì mục đích của phương pháp gia cố nền bằng xi măng là làm tăng chỉ số CBR & giảm chỉ số dẻo, nhằm tạo ra vật liệu của nền hạ phù hợp với yêu cầu thiết kế.
- Điều chỉnh thí nghiệm CBR để xác định hàm lượng xi măng tối ưu khi muốn cải thiện giá trị CBR.
- Có thể thực hiện các thí nghiệm khác như là trọng lượng riêng, giới hạn chảy, giới hạn dẻo, chỉ số dẻo.... của đất và đất gia cố.
- Kiểm soát chất lượng thi công:
- Thí nghiệm độ chặt hiện trường để đảm bảo phù hợp quy trình đầm nén
- Thí nghiệm nén bàn để lấy các giá trị modun đàn hồi E, độ chặc nền (k), hoặc CBR,...đã chứng minh phương pháp gia cố nền bằng xi măng hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu đề ra.
Post a Comment